Tác phong cần có của một phóng viên ảnh thể thao nghiệp dư

Lần đầu tiên chụp ảnh thể thao “chui” – vì giải Taekwondo quân sự rất khó làm thẻ – thôi thì đành liều vậy, bị đuổi thì về thôi, chứ ngồi ở nhà sao chịu nổi. Ngày đầu tiên vô trót lọt, chẳng ai hỏi thẻ cả, mừng húm! chắc do đi chụp nhiều nên quen mặt chăng! nhưng cũng không dám chạy lung tung.

Võ sĩ Taekwondo Cao Thị Kim Chi đoạt huy chương đồng

Đón xem loạt ảnh gây cấn của ngày thi đấu cuối cùng 24/10

Chung kết Taekwondo quân sự thế giới - ngày thứ 1

Chung kết Taekwondo quân sự thế giới – ngày thứ 1

Ngày thứ 2 bận quá không đi được, nhưng nghe người bạn nói hôm nay làm căng lắm, không có thẻ không cho xuống sân, đánh hay quá mà không chụp được, tiếc ghê!

Ái cha, xem ra hôm đó chắc do may mắn thôi, hôm nay là ngày cuối rồi, ngồi làm việc mà cứ bồn chồn, nôn nao, đứng ngồi không yên, biết ngay bị gì luôn, còn không đi là tối khỏi ngủ luôn.

Cũng balo cũng máy ảnh cồng khềnh không khác gì phóng viên thực thụ, tới nơi ung dung đi xuống sân… mọi chuyện thuận lợi cho đến khi kết thúc giải, có một sĩ quan quân đội còn hào phóng tặng tôi 1 tấm thẻ nữa hehe

Sau nhiều năm theo đuổi đề tài ảnh thể thao, qua những gì quan sát và đúc kết từ kinh nghiệm bản thân, tôi rút ra một nhận xét khá thú vị về tác phong cần có của một phóng viên ảnh thể thao nghiệp dư:

  1. Trang phục
    Đối với PV nữ đây hoàn toàn không phải là thời điểm thích hợp để khoe chân dài và sự gợi cảm đâu nhé! Nên trang phục phải gọn gàn lịch sự, phù hợp nhất là quần jean áo sơ mi hoặc áo thun (không nên mặc quần áo ôm sát cơ thể, dễ gây phản cảm), giầy thể thao – đi chụp thể thao còn gì.
  2. Tác nghiệp
    Khác với khi sáng tác ảnh nghệ thuật, ta có thể tự do chọn góc chụp, vị trí, ở môi trường này phải tuyệt đối tuân thủ các qui định của BTC, chỉ nên chụp ở những vị trí dành riêng cho PV ảnh tác nghiệp, nói nôm na là thấy người ta đứng đâu thì mình đứng đó chụp, không nên chạy lung tung.
  3. Tự tin
    Trong mắt mọi người những ai tác nghiệp trên sân đều là PV cả, nên ta cứ mạnh dạng mà sử dụng những đặc quyền của một PV: đi thẳng vào sân thi đấu, di chuyển ở những vị trí cho phép, hỏi BTC về thông tin trận đấu mà ta quan tâm.
  4. Không tranh cãi với bảo vệ
    Nếu bạn không có thẻ PV và bị bảo vệ từ chối cho vào (cái này tôi bị hoài -_^), bạn cũng đừng nên tranh cãi với họ, những người này chỉ làm nhiệm vụ của mình, họ chỉ nhận diện PV qua tấm thẻ được cấp, nên dù bạn có xuất trình thẻ NSNA Việt Nam hay thẻ nhiếp ảnh quốc tế nào cũng không có tác dụng, tranh cãi chỉ thể hiện sự thiếu tác phong nghề nghiệp của bạn thôi. Trong trường hợp này tôi có một mẹo nhỏ: “thôi chết, để quên cái thẻ ở nhà rồi, em thông cảm nhé! Mai chị sẽ đem theo”, còn không thì nói là đi chung với anh PV nào đó (cũng qua trót lọt vài lần rồi đấy ^_^).
Chung kết Taekwondo quân sự thế giới - ngày thứ 1

Chung kết Taekwondo quân sự thế giới – ngày thứ 1

Chung kết Taekwondo quân sự thế giới - ngày thứ 1

Chung kết Taekwondo quân sự thế giới – ngày thứ 1

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 10.0/10 (1 vote cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)
Tác phong cần có của một phóng viên ảnh thể thao nghiệp dư, 10.0 out of 10 based on 1 rating

Bài liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


*