Cách chụp ảnh thể thao – căn bản

Trước khi quyết định theo đuổi thể loại ảnh này, bạn phải xác định mình thật sự thích nó, và kiên trì theo đuổi đến cùng, giống như đeo đuổi 1 cô gái bạn thích, bạn sẽ không dễ dàng từ bỏ đúng không? vì thời gian đầu bạn sẽ nhanh chóng nản vì 99% là bạn sẽ xoá sạch thẻ sau khi chụp.

Nói đến chụp ảnh thể thao ngoài bản lĩnh của người cầm máy, thiết bị cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, và đương nhiên cũng cực kỳ tốn kém. bạn cần có một máy ảnh chuyên nghiệp có thể chụp liên tục nhiều shot và ông kính tele tối thiểu 200. Tổng chi phí khoảng 4000usd.

Đôi điều lưu ý khi chụp ảnh thể thao

Đối với các môn thể thao trong nhà, người chụp không được sử dụng đèn flash, vì sẽ làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của các VĐV. Do đó, đối với những người sử dụng máy kỹ thuật số thông thường, cách tốt nhất để có các bức ảnh đẹp về VĐV là bạn nên chụp lúc họ đang khởi động. Khi đó, bạn được phép sử dụng đèn flash và ảnh sẽ đẹp hơn.


Cài đặt chế độ chụp

Đối với các môn thể thao trong nhà
– iso từ 1000-1600
– Chế độ chụp M
– Chỉnh sang chế độ chụp liên tục (continous) và lấy nét liên tục
– Mở khẩu tối đa (f2.8)
– Tốc độ thì tuỳ theo các môn thể thao từ 160-250
vd: cầu lông, muya thái, dancesport, taekwondo, vovinam: tốc độ 200
Với tới tộc độ nay chủ đề của bạn sẽ có điểm nét và điểm mờ, rất có cảm giác action, bạn không nên chỉ chăm chăm bắt đứng tất cả, như vậy nhìn sẽ rất cứng và thiếu cảm giác gay cấn. Lúc chụp bạn hãy thử nghiệm ở những tốc độ khác nhau để cảm nhận sự khác biệt nhé, nhiếp ảnh là môn nghệ thuật sáng tạo mà, chỉ cần nắm bắt các nguyên tắc căn bản, còn lại bạn hãy tự do sáng tạo nhé.

 

Xác định động tác đỉnh của ảnh thể thao

Trước tiên bạn phải hiểu về môn thể thao mình chụp,  biết được động tác đỉnh của nó là gì, ví dụ như môn muya thái, động tác đẹp nhất là đá hoặc đấm vào mặt của đối phương nhưng bạn phải chụp được lúc đòn thế đang bổ tới như chực chờ giáng xuống chỉ trong tích tắc, hoặc khuôn mắt méo mó của VĐV trúng đòn. Nghe có vẻ khó nhỉ, bạn hoàn toàn có thể làm được với chế độ chụp liên tục, đó là chế độ chụp bắt buộc khi bạn chụp ảnh thể thao.

Đòn thế đang bổ tới như chực chờ giáng xuống chỉ trong tích tắc

Còn đối với các môn như cầu lông, tennis thì bắt buộc phải thấy trái cầu hoặc trái banh nhé bạn! và đương nhiên nó càng gần cây vợt sẽ càng ấn tượng.

Chụp cầu lông thì bắt buộc phải thấy trái cầu

Chụp cầu lông thì bắt buộc phải thấy trái cầu

Cách lấy nét

Đối với ảnh thể thao việc lấy nét cực kỳ khó khăn, vì VĐV di chuyển liên tục, đang đứng tự nhiên cuối xuống thế là ta lấy nét ngày cái background. Có một mẹo nhỏ có thể hạn chế khá tốt lỗi trên, ta lấy nét những bộ phận khác của VĐV thay vì khuôn mặt, ví dụ chụp cầu lông xuyên qua tấm lưới, không tài nào lấy nét khuôn mặt của VĐV qua tấm lưới được, ta lấy nét đôi chân, đôi chân thì luôn luôn cùng 1 mặt phẳng với khuôn mặt rồi.

Bố cục khung hình

Những người mới chụp ảnh thể thao thường có xu hướng lấy hết cả người VĐV không bỏ sót thứ nào, như vậy hình sẽ rất loãng, nét không căng, không tập trung vào động tác đỉnh, không thể hiện rõ nét biểu cảm của VĐV.
Phải tính toán tính tỷ lệ của con người trong ảnh, để tấm hình được ấm và cô động.
Vd:  môn taekwono, môn này chủ yếu sử dụng đòn chân, nên chỉ cần lấy từ đầu gối trở lên là đẹp.

môn taekwono chủ yếu sử dụng đòn chân, nên chỉ cần lấy từ đầu gối trở lên là đẹp

môn taekwono chủ yếu sử dụng đòn chân, nên chỉ cần lấy từ đầu gối trở lên là đẹp

Góc máy

Ở môn Muya thái, sau khi kết thúc hiệp 1, VĐV sẽ được làm mát bằng cách đổ nước lên đầu, nên VĐV chỉ cần lắc nhẹ đầu nước đã bắng tung tóe, ta canh chụp hiệp 2 để chụp được các tia nước.

Ta canh chụp hiệp 2 để chụp được các tia nước

Đối với môn thể thao có độ nảy nên để thấp máy, tỷ lệ con người sẽ cao hơn và thể hiện được sự tách biệt so với mặt đất.
Vd: vũ điệu quickstep của môn Dancesport.

Vũ điệu quickstep của môn Dancesport

Vũ điệu quickstep của môn Dancesport có độ nảy cao

Đón đầu khoảnh khắc đỉnh

Có 1 câu châm ngôn dân chụp ảnh thể thao luôn thuộc năm lòng, đó là: thấy được tất là đã mất, nghĩa là khi bạn nhìn thấy được đòn thế đẹp mới bấm máy thì bạn đã bỏ lỡ thời cơ rồi. Bạn phải đoán được được đòn thế tiếp theo của VĐV và chụp đón đầu trước, như vậy xác suất có được ảnh tốt sẽ rất cao.

Sự nhạy bén

Theo thời gian bạn sẽ dần dần có được khả năng này, bạn sẽ biết được phải bấm máy vào lúc nào, không phải cứ thấy đánh là ta chụp, vì chụp ảnh thể thao ngốn thẻ rất nhanh, thẻ 16Gb có thể sẽ hết vèo trong vòng vài phút nếu bạn cứ chụp vô tội vạ.

Cuối cùng là bạn hãy chụp chụp và chụp thật nhiều, bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm quí báu cho mình. Bài viết này cũng được đút kết từ kinh nghiệm nhiều năm chụp ảnh thể thao của tôi.

Chúc bạn thành công!

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 3.0/10 (1 vote cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)
Cách chụp ảnh thể thao - căn bản, 3.0 out of 10 based on 1 rating

Bài liên quan

One comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


*