Mãn nhãn với những pha đá cầu đẹp mắt
Môn Đá Cầu (tiếng Anh là Shuttlecock Kicking) bắt nguồn từ trò chơi dân gian dần dần được phát triển thành môn thi đấu cấp quốc gia. Luật Đá Cầu cũng giống như Cầu Lông, đấu đơn, đấu đôi và đấu ba, đấu 3 hiệp thắng 2 hiệp, 21 điểm thắng, hoà cách biệt 2 điểm thắng (điểm tối đa 25).
Theo qui định của Liên Đoàn Đá Cầu Quốc Tế (ISF – International Shuttlecock Federation), cánh cầu phải được bằng lông ngỗng, nhưng từ năm 2010 Việt Nam đề nghị sử dụng loại cầu do Việt Nam sản xuất có cánh cầu làm bằng mốp được cung cấp bởi nhà tài trợ, từ đó loại cầu này trở thành cầu đá tiêu chuẩn của môn Đá Cầu Việt Nam.
Ngoài trái cầu, giày đá cầu cũng đóng vai trò rất quan trọng. Giày đá cầu được đóng theo form chuẩn, hình dáng khá giống mỏ vịt tạo bề mặt rộng, chất liệu da lộn trên mặt để bắt cầu tốt hơn, xử lý chính xác các động tác quét, vít, santo…
Không cứng ngắc như Cầu Lông, Đá Cầu mềm dẻo và uyển chuyển hơn, đòi hỏi sự dẻo dai và điêu luyện của vận động viên. Xem những vân động viên chuyên nghiệp thi đấu chắc chắn bạn sẽ được phen no mắt. Các kỹ thuật đá cầu tiêu biểu như nghiên mình phát cầu, đá cầu bằng má ngoài bàn chân, cứu cầu và móc cầu bằng mu bàn chân đều rất quyến rũ. Mời các bạn cùng xem bộ ảnh trận chung kết đơn nam và đơn nữ trong Giải Đá Cầu năng khiếu và trẻ từ 31/03 – 06/04/2017 tại nhà thi đấu Bình Phú – Quận 6.
Chung kết đơn nam trẻ
Chung kết đơn nữ trẻ