Kỹ thuật chụp Judo động

Judo là môn võ tương đối dễ chụp, có tốc độ vừa phải, các đòn thế chỉ xoay quanh khoá tay và vật đối phương xuống đất. đòn đẹp nhất dĩ nhiên là ippon rồi, những sẽ thật nhàm chán nếu cả bộ ảnh của bạn chỉ toàn vật với vật, mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn khám phá những góc ảnh khác của Judo.

Đòn vật trong Judo

Đòn vật trong Judo

 

Trước tiên, để chụp môn thể thao nào chúng ta phải hiểu về nó cái đã!

Tìm hiểu về Judo

Judo hay còn gọi là Nhu đạo là một trong những môn võ thuật nổi tiếng của Nhật Bản. Trong Judo, người ta chia ra nhiều nhóm đòn, trong đó có hai nhóm đòn chính là Katame wazaNage waza.Katame waza là kỹ thuật khống chế khiến cơ thể đối phương không thể động đậy. Trong nhóm đòn này quan trọng nhất là đòn đè Osae-komi. Nhóm đòn thứ hai Nage waza là kỹ thuật quật ngã đối phương. Trong trận đấu, võ sĩ giành thắng lợi tuyệt đối với điểm Ippon khi anh ta quật ngã đối phương, khiến lưng đối phương chạm mặt chiếu Tatami bằng một đòn Nage waza có sức mạnh và tốc độ. Có tổng cộng trên 60 đòn đánh thuộc nhóm đòn Nage waza.

Đòn khoá tay trong Judo

Katame waza là kỹ thuật khống chế khiến cơ thể đối phương không thể động đậy

Nage waza là kỹ thuật quật ngã đối phương

Nage waza là kỹ thuật quật ngã đối phương

Judo là môn võ lấy nhu thắng cương, mượn sức đánh sức, ứng dụng chủ yếu vào việc tự vệ, rèn luyện sức khỏe.

Võ phục cũng rất quan trọng. Khi thi đấu, các võ sĩ thường nắm lấy vạt áo gần cổ đối phương để quật ngã đối phương, do đó, trang phục trong Judo phải được may bằng chất liệu mềm và chắc chắn để khi võ sĩ ra đòn, áo không bị rách và phần cổ áo không gây tổn thương cho người bị tấn công.

Kỹ thuật chụp Judo

Cũng như các môn thể thao khác, bắt đứng là cách an toàn nhất để không bị vuột mất khoảnh khắc đẹp, nhưng chính vì thế bức ảnh cứng và mất đi cảm giác “action”, kỹ thuật chụp “tất cả fure một điểm nét” gây ấn tượng về thị giác tốt hơn, hơn nữa, đặc điểm môn võ này giúp chúng ta áp dụng kỹ thuật này dễ dàng hơn. Dù là đòn khoá tay hay vật ngã, một người cố thực hiện đòn thế thì người kia sẽ cố trụ lại, lúc này, chúng ta đã có trạng thái động và tĩnh, chỉ cần sử dụng tốc độ phù hợp (dưới 200) là ta đã có bức ảnh động đúng điệu và dĩ nhiên có điểm nét nhé! vấn đề ở đây là tốc độ như thế nào là phù hợp? ồ, bạn sẽ phải tự test lấy thôi, riêng tôi đã thử từ 100-125 đều cho kết quả khá ok.

Đòn khoá tay khá chậm nếu chụp tốc độ cao sẽ không tạo cảm giác về đòn thế

Đòn khoá tay khá chậm nếu chụp tốc độ cao sẽ không tạo cảm giác về đòn thế

Đòn vật chụp với tốc độ 100 gấy ấn tượng thị giác mạnh mẽmẽ và điểm nét neo là bàn chân chạm đất

Đòn vật chụp với tốc độ 100 gấy ấn tượng thị giác mạnh mẽ và điểm nét neo là bàn chân chạm đất

Những đòn giằn co cũng trở nên ấn tượng hơn với kỹ thuật động

Những đòn giằn co cũng trở nên ấn tượng hơn với kỹ thuật động

Đòn vật với tốc độ 125

Đòn vật với tốc độ 125

don-vat-judo-6

don-vat-judo-7

Võ sĩ Hàn bật khóc khi thất bại

Võ sĩ Hàn bật khóc khi thất bại

Tận dụng đường nét thảm thi đấu tái bố cục khung ảnh

Tận dụng đường nét thảm đấu tái bố cục khung ảnh

 

VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 7.5/10 (2 votes cast)
VN:F [1.9.22_1171]
Rating: 0 (from 0 votes)
Kỹ thuật chụp Judo động, 7.5 out of 10 based on 2 ratings